Xây dựng bệnh án điện tử với ứng dụng AI trong y tế - tiết kiệm, chính xác, hiệu quả

21/04/2020

Xây dựng bệnh án điện tử với ứng dụng AI trong y tế - tiết kiệm, chính xác, hiệu quả

AI được đưa vào y tế đang là một trong những lĩnh vực tiềm năng, đột phá và phát triển mạnh nhất hiện nay, hứa hẹn sẽ làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt ngành Y tế trong những năm tới.

Với sự phát triển của công nghệ, ngành Y tế đang ngày càng nhận được những sự hỗ trợ lớn từ công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo trong hoạt động khám, chuẩn đoán bệnh, xác định phác đồ điều trị cho bệnh nhân và quản lý bệnh viện

Trước đó, bệnh án giấy chỉ dùng riêng lẻ được từng bệnh án của từng người bệnh; bệnh án điện tử sẽ bao gồm 2 loại dữ liệu: 01 là ghi chép lâm sàng (văn bản), 2 là dữ liệu cận lâm sàng (số đo máy móc đưa lại như dữ liệu hình ảnh, xét nghiệm). Bệnh án điện tử (EMR) do từng bệnh viện tạo ra và lưu giữ theo chuẩn quy định. Hồ sơ sức khỏe điện tử (HER) chia sẻ và trao đổi EMR giữa các bệnh viện để tạo Cơ sỡ dữ liệu (CSDL) hồ sơ khám sức khỏe điện tử.

Hồ sơ bệnh án điện tử được lập, cập nhật, hiển thị, ký số, lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Mỗi người bệnh chỉ có một mã số quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bệnh án điện tử phải ghi nhận toàn bộ nội dung thông tin như hồ sơ bệnh án giấy và  phải có chữ ký số của người chịu trách nhiệm nội dung thông tin được nhập vào hồ sơ bệnh án điện tử; tuân thủ việc bảo vệ thông tin cá nhân. Thời gian cập nhật hồ sơ bệnh án điện tử tối đa 12 giờ, kể từ khi có y lệnh khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp thời gian khám, chữa bệnh kéo dài trên 12 giờ hoặc có sự cố về công nghệ thông tin thì thời gian cập nhật hồ sơ bệnh án điện tử tối đa không quá 24 giờ.

Thách thức ứng dụng AI trong y tế tại Việt Nam

Việc ứng dụng AI trong y tế là một bước phát triển vượt bậc, theo GS Nguyễn Tiến Dũng, Đại học Toulouse, Pháp trình bày tại hội thảo: Năm 2018 thị trường AI trong y tế đạt hơn 2 tỷ USD, dự đoán 2025 đạt trên 36 tỷ USD chiếm 20% toàn bộ thị trường AI. AI sẽ làm giảm chi phí khám chữa bệnh đến 50% và tăng hiệu quả khám chữa bệnh 40%. Riêng Mỹ, trong 10 năm tới, AI sẽ làm cho Mỹ tiết kiệm mỗi năm khoảng 150 tỷ USD, cả thế giới khoảng 500 tỷ USD vào 2026.

Hiện nay, một số dự án ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong xác định và chuẩn đoán các bệnh về da, ung thư, xương khớp đang được triển khai cho một số khách hàng trên thế giới. Chẳng hạn như dự án ứng dụng AI để xác định lượng cơ, mỡ bên trong cơ thể dựa trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính với độ chính xác trên 90% giúp các bác sĩ chuẩn đoán bệnh, đưa ra phác đồ điều trị thích hợp,…

Ví dụ tại Việt Nam, hiện nay tập đoàn FPT đã đưa ứng dụng AI vào xây dựng hệ thống quản lý bệnh viện - FPT.eHospital. Đây là phiên bản mới ứng dụng nhiều công nghệ 4.0, giúp lãnh đạo bệnh viện quản lý toàn bộ hoạt động với các số liệu trực tuyến theo thời gian thực, tích hợp chữ ký số, bệnh án điện tử,… hướng đến xây dựng bệnh viện không giấy tờ; tối ưu hóa quy trình khám chữa bệnh theo hướng nhanh - gọn - chính xác, giảm thời gian, khối lượng công việc, thủ tục hành chính; nâng cao công suất, hiệu suất bệnh viện; quản lý chặt chẽ tài chính, chống thất thoát, tăng thu, giảm chi,... Vì vậy, bệnh viện có thể phục vụ hàng chục triệu bệnh nhân/năm.

Như vậy, ngoài bệnh án điện tử, Trí tuệ nhân tạo (AI) còn được ứng dụng sâu rộng trong rất nhiều chức năng của ngành y tế như sổ y tế điện tử bao gồm cả bệnh án điện tử; theo dõi chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp hàng ngày; khám chữa bệnh điện tử; phòng bệnh và phát hiện bệnh từ sớm, như bệnh tim mạch, bệnh ung thư; chuẩn đoán bệnh dựa trên phân tích hình ảnh y tế; điều trị; y tá ảo; nghiên cứu tìm thuốc mới (nhờ có AI thời gian tìm ra thuốc mới bằng ¼ so với trước đây); đào tạo bác sĩ (trình độ bác sĩ sẽ tốt lên). AI sẽ làm giảm chi phí khám chữa bệnh đến 50% và tăng hiệu quả khám chữa bệnh đến 40%

Tags :

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng

Số lượng:

Tổng tiền:

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng

Phí vận chuyển: Tính khi thanh toán

Tổng tiền thanh toán: