Ứng dụng thực tế của cảm biến hồng ngoại

05/12/2022

Trong cuộc sống ngày nay với sự phát triển vượt trội của các công nghệ hiện đại, những chiếc cảm biến tỏ ra vô cùng thiết thực. Chúng ta đã cũng tìm hiểu những thông tin cơ bản về cảm biến ở những bài chia sẻ trước. Hôm nay MC&TT sẽ cùng các bạn nghiên cứu về ứng dụng của cảm biến qua việc tìm hiểu cảm biến hồng ngoại một loại cảm biến được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong nhiểu ứng dụng nhé!

Ngày nay cảm biến hồng ngoại càng trở nên thân thuộc, được nhiều người biết đến và sử dụng bởi tính tiện lợi thông minh và đặc biệt hoàn toàn tự động của sản phẩm. Cảm biến hồng ngoại bao gồm phần “cảm biến” và phần “hồng ngoại”. Thực ra, tên tiếng anh của Cảm biến hồng ngoại là Passive Infrared, viết tắt là PIR dịch sát nghĩa là “hồng ngoại thụ động”. Hồng ngoại, hay còn gọi là tia hồng ngoại là bức xạ điện từ có bước sóng dài hơn ánh sáng và ngắn hơn tia bức xạ vi ba. Hồng ngoại tức là ngoài bước sóng đỏ. Màu đỏ là màu có bước sóng dài nhất trong ánh sáng thường. Cảm biến hồng ngoại là thiết bị dùng để phát hiện tia hồng ngoại và bộ phận cảm biến sẽ phân tích, xác định nguồn phát tia hồng ngoại.

Cảm biến này gọi là thụ động vì nó không sử dụng nguồn nhiệt tự phát (làm nguồn tích cực, hay chủ động) mà chỉ phụ thuộc vào các nguồn tha nhiệt. Đây là thân nhiệt của những thực thể khác, như con người con vật,…

Hiện nay cảm biến hồng ngoại được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng như: tránh chướng ngại vật xe, số dòng, sử dụng trong các thiết bị chống trộm, dùng chủ yếu trong quân sự, và ứng dụng công nghiệp,… Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn nữa về từng ứng dụng này nhé!

Cảm biến hồng ngoại và việc chống trộm

Có thể nói đây là một ứng dụng vô cùng hiệu quả của cảm biến hồng ngoại. Chúng góp phần tích cực vào việc ngăn kẻ gian đột nhập vào nhà. Những cảm biến này nên được gắn tại các vị trí quan trọng như: cửa sổ, cửa ra vào,… Với tầm hoạt động 3-5m và vùng quét 360o thì khi có kẻ trộm xâm nhập, ngay lập tức thiết bị sẽ nhận được tín hiệu nhiệt và chuyển động của con người và phát ra những cảnh báo để chủ nhà biết. Thậm chí khi cần thiết ta có thể kích hoạt các tính năng khác, bất cứ ai tiếp cận ngôi nhà đều sẽ bị phát hiện nhanh chóng.

Cảm biến hồng ngoại và đo nhiệt độ

Ngoài những khả năng nhận biết chuyên biệt, những cảm biến hồng ngoại này có khả năng đo và nhận tín hiệu nhiệt độ của môi trường xung quanh.

Việc bật tắt đèn trở nên đơn giản

Với những cảm biến này thì việc bật tắt đèn không hề tốn chút sức lực hay sự di chuyển nào. Chúng có thể được thiết kế như công tắc cảm ứng. Khi có sự xuất hiện của con người di chuyển vào vùng nhận dạng của thiết bị thì hệ thống đèn sẽ được tự động kích hoạt và hoạt động. Thông minh hơn thế, những thiết bị này còn có thể tự động hẹn giờ và cảm biến được ánh sáng của môi trường để điều khiển hệ thống đèn cho hợp lí.

Có lẽ đây chính là một ứng dụng tiện ích và phù hợp cho những hệ thống smarthome hiện nay.

Cảm biến hồng ngoài trong sản xuất

Với các hệ thống sản xuất hay bán hàng thì cảm biến này cũng chứng tỏ những vai trò quan trọng của mình, chúng giúp cho việc bán hàng, quản lí hàng hóa trong kho, hạn chế sai sót của nhân viên trở nên dễ dàng. Bộ phận giao nhận hàng có thể tiết kiệm được nhiều thời gian và hạn chế thất thoát hàng hóa.

Sử dụng trong quân sự, quốc phòng

Kỹ thuật hồng ngoại rất quan trọng với ngành quốc phòng. Những tên lửa không đối không cự ly gần mà máy bay chiến đấu sử dụng đều có dùng tia hồng ngoại dẫn đường. Như vậy cảm biến hồng ngoại sẽ là rất hữu ích và được sử dụng phổ biến.

Không dừng lại ở đó, cảm biến hồng ngoại ngày càng được sử dụng rộng hơn trong các ứng dụng gắn liền với cuộc sống con người như: dùng cho đồ dùng nhà bếp, áp dụng trong truyền thông, phụ kiện vi tính, nhận diện tiền,…

Tags :

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng

Số lượng:

Tổng tiền:

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng

Phí vận chuyển: Tính khi thanh toán

Tổng tiền thanh toán: